logo
Hotline: 0967 440 689
tiwtter.comfacebook.comgoogle.comyoutube.com
Cảnh báo: Trẻ bỏng nặng, hoại tử – hiểm họa nhãn tiền từ keo 502

Phụ huynh bất cẩn, trẻ em gặp họa

Mới đây, bé Dần Dần đã phải nhập viện khẩn cấp trong tình trạng ngón tay dính nhau vì vô tình tìm thấy lọ keo 502 trong giỏ đồ chơi và lập tức “vơ” lấy chơi.

Mẹ của bé đã hốt hoảng phát hiện ra dung kịch keo 502 đổ ra tay bé và lập tức đưa bé đến bệnh viện Trung Đại (Đại học Đông Nam – Trung Quốc).

Sau khi khám, bác sĩ còn phát hiện keo 502 rơi ra quần áo của bé, đặc biệt keo rơi trực tiếp lên chân phải của bé tạo thành một vùng da “trắng xóa” to tướng trên đùi.

Bác sĩ cho biết, vết thương của bé thuộc mức độ bỏng số 3. Mặc dù bé đã khóc thét và chỉ vào chân đau nhưng vì bị quần che đi nên mẹ bé đã không nhìn thấy.
Thông thường, keo 502 không phải tự nó có thể gây ra những tác hại ghê gớm, nhưng tại sao Dần Dần có thể bị bệnh nặng như vậy?

Các bác sĩ cho rằng, do lượng keo đổ lên da bé khá nhiều, lại không được phát hiện kịp thời, keo bám trên da một thời gian dài sẽ gây bỏng nặng, thậm chí làm “chết” vùng da bị tổn thương trực tiếp.

Không những thế, da em bé còn rất non nớt, hóa chất trong keo lại có sự kết dính nhiệt rất mạnh, dẫn đến tổn thương mô và biểu bì. Đã có rất nhiều trường hợp bị hoại tử vùng da tổn thương do không can thiệp y tế kịp thời.

Ngoài ra, khi bị keo dính vào da, nếu không cẩn thận gỡ quần áo ra khỏi vùng bị dính, sẽ vô tình làm cho da bị tổn thương nặng hơn bởi lực kéo mạnh trong quá trình tháo gỡ.
Các chuyên gia khuyên rằng, đối với những loại chất hóa học gây bỏng nhiệt, nếu bị ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước ấm để ngâm mềm da, sau đó sửa sạch ngay lập tức bằng nước lạnh để giảm tổn thương.

Thời gian keo dính trên da càng lâu, hậu quả càng nghiêm trọng, thậm chí gây tàn tật. Dư lượng dung môi trong keo sẽ làm mất các lớp biểu bì. Nếu vùng da dính keo rộng lớn, khó xử lý tại nhà, ngay lập tức phải đưa vào bệnh viện để điều trị.

Bác sĩ, tiến sĩ Hùng Mạnh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Trung Đại (TQ) cho biết, trẻ em là đối tượng thường xuyên bị tổn thương và tai nạn không mong muốn. Một phần nguyên nhân là do bố mẹ bất cẩn, chưa “để mắt” đến trẻ một cách đúng mực.

Chúng tôi liên tục cảnh báo về việc trẻ hay bị thương tích do sự sơ suất của phụ huynh, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Phụ huynh cần có trách nhiệm hơn trong việc tạo môi trường an toàn cho trẻ -ông nhấn mạnh.

Cách xử lý khi keo 502 dính vào da

  • Ngâm vùng bị dính vào nước xà phòng ấm, có thể thêm giấm để tăng hiệu quả bong keo.
  • Nếu làm phương án 1 chưa đỡ thì có thể dùng dung dịch nước tẩy sơn móng tay (Acetone) để làm loãng keo trước khi gỡ. Dung dịch này chỉ dùng cho vết thương kín, không dùng cho vết thương hở và vùng nhạy cảm như mắt, mũi, miệng.
  • Dùng bơ (thực phẩm) để bôi lên vùng da bị dính keo, chờ cho mềm thì gỡ nhẹ keo ra, không gỡ quá mạnh sẽ gây tổn thương sâu vùng da.
Chia sẻ:
zalo